loại hàng lá
Cây Lá Trắng
Tên thường gọi: cây Lá trắng, cây Bạch trạng
Tên tiếng Anh: Sebesten fruit.
Tên khoa học: Cordia latifolia
Họ thực vật: Cordia latifolia (Vòi voi)
Chiều cao xuất vườn: 0.3 – 0.5 m
Cây lá trắng hay còn gọi là cây bạch trạng – một trong những cây lá màu khỏe, được sử dụng nhiều trong công trình cảnh quan đô thị, chuyên trồng thảm, trồng nền, trồng bụi trong công viên, vườn hoa, sân vườn hoặc là cây trồng viền.
Cây Lưỡi Hổ
Cây lưỡi hổ có hình dáng lá rất ưa mắt, được các văn phòng công ty nước ngoài đặc biệt thích thú. Cây đẹp, sống khỏe trong môi trường nội thất, cây có kiểu dáng khỏe mạnh, lá cứng cáp, được coi là đặc tượng của sức mạnh cá nhân.
Chậu cây thường thường thuộc cỡ trung bình – lớn, thích hợp trưng bày những vị trí hạn chế chiều rộng. Cây làm sáng không gian, có thể đặt bên cửa kính, vách kính cũng có thể đặt ở hành lang nơi có thang máy.
Theo một số nghiên cứu thì cây lưỡi hổ là loài có tác dụng thanh lọc không khí, hấp thụ chất gây ô nhiểm, cải thiện không gian sống, lưỡi hổ hấp thụ tốt độc tố gây ung thư như nitrogen oxide và formaldehyde.
Cây Lưỡi Hổ khá dễ trồng cũng như dễ chăm sóc. Một chậu Lưỡi Hổ đẹp sẽ mang lại cho ban công hay vườn cây nhà bạn những điểm mới lạ cũng như tạo được không gian thư giản, giảm stress sau một ngày làm việc cực nhọc.
Không những thế, Cây Lưỡi Hổ sử dụng axit crassulacean quá trình trao đổi chất, hấp thụ carbon dioxide và giải phóng khí oxi vào ban đêm (quá trình quang hợp CAM). Đây là loài cây phù hợp trồng trong phòng ngủ, giúp tăng cường lượng oxy vào ban đêm. (theo thegioicayxanh).
Cây Lưỡi Mèo
Tên thường gọi: Cây Lưỡi mèo
Tên khoa học: Sansevieria trifasciata var. hahnii Hort.
Họ thực vật: Agavaceae
Chiều cao: 10 – 15 cm
Công dụng: Cây lưỡi mèo là loài kiểng lá thường được dùng trồng chậu sứ để bàn hoặc trồng trong nước, cây cũng có có thể dùng phối hợp với chậu trồng nền cây may mắn trang trí cho bàn làm việc, bàn ăn, bàn khách…
Cây Phúc
Tên thường gọi: Cây Phúc, Cây Hạnh Phúc, Cây Phước, Cây Tiền, Cây Bứa
Tên khoa học: Garcinia sp.
Tên tiếng anh: Happiness Tree, Fukugi Tree, Philippines Fortune Tree, Common Garcinia, Saptrees, Garcinias, Blessing Tree
Họ thực vật: Clusiaceae (Họ Măng cụt hay còn gọi là họ Bứa)
Chiều cao: 1,4-1,5 m
Đường kính thân: 6-7 cm
Công dụng: cây bóng mát trên đường phố, khu vực công cộng, cây trồng lấy bóng mát ở sân vườn nhà, tạo mảng xanh cho các nhà máy, xí nghiệp…, cây trồng ven biển làm hàng rào chắn gió bão, chống sạt lở,…
Cây Toàn Cầu
Cây toàn cầu là cây xanh nhỏ, cây để bàn, cây trang trí nội thất đẹp.
Cây toàn cầu là cây cảnh lá, thân gỗ nhỏ. Cây thích hợp với những nơi râm mát, cây có thể làm bonsai.
Đặc điểm cây toàn cầu: có lá nhỏ, tán lá tròn rất giống quả địa cầu. Cây toàn cầu có thể chịu được môi trường máy lạnh, chịu bóng, thích hợp trang trí bàn làm việc. Tuy nhiên vẫn nên cho cây tắm nắng 1 tuần/lần khoảng vài tiếng để cây hấp thụ ánh sáng mặt trời. Cây toàn cầu rất dễ chăm sóc, sinh trưởng chậm, dễ cắt tỉa tạo dáng. Tưới cây 3-4ngày/lần.
Cây toàn cầu tượng trưng cho may mắn, sự kiên định, không khuất phục, sự vững chãi và mạnh mẽ.
Chuỗi Ngọc
Tên thường gọi: Cây chuỗi ngọc, cây chuỗi ngọc vàng, cây thanh quan, cây rìa xanh, cây dâm xanh, cây Chim chích, Cây chuỗi xanh
Tên khoa học: Duranta repens
Chiều cao: 0.2 – 3 m
Công dụng: Cây chuỗi ngọc là loài cây công trìnhthường dùng làm cây trồng viền- cây trồng nềntrong cảnh quan sân vườn, công viên, trường học, đường phố…
Chuỗi Ngọc Bi
Tên thường gọi: chuỗi ngọc bi, chuỗi ngọc, tràng ngọc thạch, tràng ngọc hạt
Tên tiếng Anh: Sedum burro tail
Tên khoa học: Sedum morganianum
Họ thực vật: Asparagaceae (họ Măng tây)
Chiều cao: 20 – 30 cm (cả chậu)
Công dụng: chuỗi ngọc bi thường được dùng trang trí quá cafe, nhà hàng, nhà ở nơi ban công, cửa sổ, giàn treo… Cây chuỗi ngọc bi có màu xanh ngọc rất đẹp mang nhiều ý nghĩa.
Chuối Tràng Pháo
Tên thường gọi: Cây hoa chuối pháo, cây chuối mỏ phượng, cây chuối tràng pháo.
Tên khoa học: Heliconia Rostrata
Họ thực vật: Heliconiaceae
Tên tiếng anh: Firebirds
Chiều cao: 90 – 120 cm
Công dụng: Cây hoa chuối pháo là cây có hoa đẹp và lạ nên thường được trồng làm cảnh trang trí sân vườn, công viên, quán cà phê… Cây được trồng khóm, trồng thành bụi hay trồng theo hàng. Thông thường cây hoa chuối pháo được trồng ngoài trời nhưng cây vẫn có thể sống một thời gian trong môi trường nội thất.
Dứa Cảnh
Cây dứa cảnh được phát hiện vào năm 1493 tại một hòn đảo ở Caribbe mang tên Guadalupe. Với mùi thơm khó cưỡng, vị chua giòn lạ miệng đã đưa dứa đến với nhiều khu vực trên trên giới. Hiện nay, dứa nhanh chóng trở thành cây nhiệt đới được đánh giá cao, đứng thứ 2 trong danh sách trái cây nhiệt đới được yêu thích.
Thời tiết khí hậu Việt Nam rất thích hợp để trồng dứa cảnh. Ngoài công dụng lấy trái thì giờ đây dứa cũng là một trong những loại cây được trồng nhiều trong chậu với mục đích đặt trong phòng làm việc, cải thiện phong thủy và không gian làm việc.
Đại Phú Gia
Tên thông thường: cây Đại phú gia, cây Đại phú
Tên khoa học: Aglaoocma sp
Họ: Araceae (Ráy)
Cây cao: 1.5 – 2m (tính cả chậu)
Xuất xứ từ vùng nhiệt đới châu Á
Công dụng: Cây đại phú gia lớn với kích thước khá lớn thường dùng trồng chậu trang trí cho các không gian nội thất rộng như văn phòng, sảnh, nhà ở, khách sạn…
Đế Vương Đỏ
Tên thông thường: Cây Trầu bà đế vương đỏ, Trầu bà đế vương, đế vương đỏ
Tên khoa học: Philodendron sp
Họ: Araceae (Ráy)
Chiều cao: 30 – 50cm tính cả chậu
Công dụng: Trầu bà đế vương đỏ với màu lá đậm ấn tượng, là một cây để bàn hoàn hảo cho việc tạo ra cảm giác tươi mát và bắt mắt. Thêm vào đó, trầu bà đế vương đỏ là nhà vô địch trong các cây nội thất hấp thụ khí độc, nó sẽ là một chiếc máy điều hoà mini thanh lọc không khí cho không gian nhà bạn thêm trong lành và mát mẻ. Với chiều cao cả cây và chậu từ 30-50 cm, cây phù hợp trang trí quầy kệ, bàn làm việc, bàn khách, bàn trà, kệ cửa sổ…